Rivers for Recovery


Kêu gọi toàn cầu bảo vệ sông ngòi vì sự phục hồi xanh và công bằng

Đại dịch COVID-19 và hậu quả là các cuộc khủng hoảng kinh tế và sức khỏe cộng đồng đang tàn phá các nhóm dân cư trên toàn cầu, ảnh hưởng sâu sắc đến các nhóm yếu thế và dễ bị tổn thương. Những cú sốc lớn mang tính bước ngoặt mà cuộc khủng hoảng này tạo ra cho hệ thống kinh tế, năng lượng và lương thực hiện nay đòi hỏi một phản ứng chuyển đổi tương xứng để giải quyết tình trạng suy thoái kinh tế, đói nghèo, thất nghiệp và thiệt hại môi trường trên diện rộng, tập trung vào các vấn đề công bằng xã hội và toàn vẹn sinh thái.

Sông ngòi và hệ sinh thái nước ngọt rất quan trọng đối với sự phục hồi kinh tế toàn cầu hậu đại dịch COVID-19. Chúng củng cố các hệ thống tự nhiên của chúng ta, cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái quan trọng và hoạt động như một mạng lưới an toàn kinh tế cho người nghèo và dễ bị tổn thương ở nhiều quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Tuy nhiên, trải qua nhiều thế hệ, các huyết mạch của hành tinh này đã bị xây đập, chuyển đổi và ô nhiễm với cái giá thảm khốc đối với con người và các thực thể sống trên Trái đất. Một phần ba loài nước ngọt hiện đang bị đe dọa tuyệt chủng.

Đại dịch nghiêm trọng hiện nay làm sáng tỏ những thách thức và bất bình đẳng căn bản trong thời đại chúng ta, tạo cơ hội chuyển hướng suy thoái lịch sử của sông ngòi và hệ thống nước ngọt trong tương lai. Các hệ thống tự nhiên của chúng ta đóng vai trò quan trọng đối với sự sống trên trái đất. Thế nhưng trong suốt thời gian dài, chúng ta đã coi các dòng sông như điều hiển nhiên và khai thác chúng để thúc đẩy lợi nhuận và “phát triển” vì lợi ích chính của tầng lớp đặc quyền nhưng chiếm thiểu số trong xã hội. Trên toàn cầu, quỹ đạo này không hề bền vững.

Một mô hình mới trong quản lý sông ngòi là rất cần thiết, không chỉ để bảo vệ các nguồn nước quan trọng với cuộc sống và sức khỏe cộng đồng, mà còn giúp các quốc gia đang đà phá sản bởi COVID-19 tránh được khoản nợ xấu mới, tăng tốc quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng và ứng phó hiệu quả với khủng hoảng khí hậu. Việc xây đập ngày một gia tăng như hiện nay ở nhiều quốc gia có thu nhập thấp và trung bình đang đe dọa tiến trình phát triển trên, đồng thời là một giải pháp năng lượng sai lầm mà ngành thủy điện đang thúc đẩy dưới chiêu bài phục hồi kinh tế “xanh”.

Một bước đi phục hồi kinh tế sai lầm mở ra con đường nợ nần chồng chất cho các quốc gia đang phải vật lộn với những khoản nợ khổng lồ, ưu tiên các giải pháp được cho là “rửa tiền theo cách “xanh”” nhằm chuyển nguồn vốn khan hiếm khỏi các giải pháp thay thế tốt hơn, thúc đẩy các mạng lưới tập trung lớn được thiết kế xung quanh các dự án nguy hại, chẳng hạn như các đập lớn và nhiên liệu hóa thạch, làm suy yếu các biện pháp bảo vệ môi trường và xã hội, đồng thời tiếp tục lạm dụng các nguồn nước ngọt của chúng ta. 

Các đập thủy điện tạo ra những tác động xã hội và môi trường rất lớn. Chúng là một giải pháp sai lầm và không thể mang lại sự phục hồi xanh. Ngược lại, các khoản đầu tư vào công nghệ gió, năng lượng mặt trời phi tập trung và hiệu quả năng lượng có chi phí hợp lý, có thể triển khai nhanh chóng trong thực tiễn và tạo việc làm với chi phí hiệu quả trong quá trình phục hồi kinh tế. Để tái thiết một tương lai tốt đẹp hơn, các gói kích thích kinh tế nên đầu tư vào các công nghệ có tác động thấp và mang lại lợi ích cho các nhóm dân cư và hệ sinh thái dễ bị tổn thương, ưu tiên quyền và sự tham gia của cộng đồng hơn là cứu trợ các ngành công nghiệp nguy hại đang nhanh chóng mất đi sự hợp lý và nguồn tài chính. 

Chúng tôi kêu gọi sự phục hồi bắt nguồn từ công lý khí hậu và bảo vệ các dòng sông của chúng ta như những huyết mạch quan trọng nhằm củng cố đa dạng sinh học, cung cấp nguồn nước, sản xuất lương thực, hỗ trợ các dân tộc bản địa và các nhóm dân cư đa dạng trên khắp thế giới, thay vì xây đập và gây ô nhiễm các dòng sông vì lợi nhuận và sự phát triển kinh tế.


Chúng tôi kêu gọi phục hồi nền kinh tế xanh, cụ thể:

1. 2017_isimba_dam_doc_106.jpg

Đình chỉ các đập thủy điện mới là một bước đi cần thiết nhằm hướng tới sự phục hồi kinh tế bền vững và công bằng Điều này cần đi kèm với việc xem xét toàn diện các hệ thống năng lượng và các dự án đường ống nhằm ưu tiên bảo vệ hệ sinh thái nước ngọt, sinh kế cộng đồng và các nền kinh tế phụ thuộc vào chúng.

4.+Solar-salesman-in-Kenya.-1-720x960.jpg

Đẩy mạnh đầu tư vào năng lượng tái tạo không phải thủy điện, kết hợp với các chính sách tạo điều kiện cho đầu tư có trách nhiệm với xã hội và môi trường. Cần khởi động đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, triển khai kết nối tập trung và phân tán, tạo việc làm và cung cấp điện khí hóa với chi phí thấp và tác động thấp cho người dân sinh sống tại vùng thiếu năng lượng. Các chính phủ có thể sử dụng các biện pháp khuyến khích để thúc đẩy đầu tư chuỗi giá trị thượng nguồn vào sản xuất và lắp đặt năng lượng tái tạo tại địa phương.

6.+kariba_dam.jpg

Nâng cấp các dự án thủy điện hiện có để tăng hiệu quả thay vì xây dựng các đập mới. Điều này có thể bao gồm việc trang bị thêm các tuabin, cải thiện khả năng lưu trữ và tích hợp lưới điện với năng lượng gió, năng lượng mặt trời và các năng lượng khác. Việc nâng cấp cần đi kèm với các bước cụ thể để giảm thiệt hại đối với hệ sinh thái nước ngọt và sinh kế địa phương thông qua việc giảm thiểu và bồi thường một cách chặt chẽ. Việc dỡ bỏ đập và khôi phục dòng sông phải được thực hiện khi các tác động xấu đến môi trường và xã hội của các đập hiện có không thể giảm thiểu một cách hiệu quả.

Zambezi-fisherman.jpg

Đầu tư vào cơ sở hạ tầng xanh để bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái nước ngọt và đa dạng sinh học, kết hợp với luật bảo vệ nguồn nước ngọt. Điều này bao gồm việc đảm bảo ưu tiên các dịch vụ hệ sinh thái và cơ hội việc làm cho cộng đồng địa phương, đồng thời tạo điều kiện cho các cuộc đối thoại giữa chính phủ, khu vực tư nhân, người sử dụng nước bản địa và cộng đồng. Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng xanh và năng lượng tái tạo phải phù hợp với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế và các biện pháp bảo vệ môi trường, đồng thời tôn trọng quyền của các dân tộc bản địa và các cộng đồng truyền thống khác được Tham vấn và Đồng thuận dựa trên nguyên tắc Tự nguyện, báo trước và được cung cấp thông tin.

sere-wind-farm-eskom.jpg

Các kế hoạch phát triển năng lượng mới. Tập trung đầu tư vào bảo tồn và hiệu quả năng lượng, mô hình hóa sự tham gia của bên cầu, các phương án năng lượng thông minh, phân tán và lưới điện nhỏ nằm gần các nguồn năng lượng và người dùng cuối, tập trung vào lưới điện cộng đồng và tiếp cận năng lượng mở rộng. Chính phủ các nước nên dừng các dự án thủy điện dài hạn và tốn kém để xem xét, cập nhật các kế hoạch năng lượng và đánh giá lại các phương án điện khí hóa, đảm bảo tính minh bạch và sự tham gia của người dân trong tất cả các giai đoạn lập kế hoạch và triển khai.

fish%2Bin%2BBhutan%2B%2B2018%2BDay%2Bof%2BAction%2Bfor%2BRivers..jpg

Các biện pháp bảo vệ các khu bảo tồn trong các kế hoạch kích thích và phục hồi. Điều này bao gồm việc áp dụng các chính sách hỗ trợ vùng “bất khả xâm phạm” đối với các khoản đầu tư rủi ro về môi trường ở các khu bảo tồn, môi trường sống của các loài nguy cấp và sắp nguy cấp, các dòng sông chảy tự do, lãnh thổ của người bản địa và các cộng đồng truyền thống khác. Phát hiện và ngăn chặn những áp lực phát triển và hành vi gây tổn thất nghiêm trọng đối với các khu bảo tồn. Thay vì dựa vào luật pháp hiện hành, chính phủ các nước nên tăng cường các chính sách để bảo vệ các dòng sông, đa dạng sinh học và quyền của người dân.

Endorse